Đánh giá các ngân hàng tốt nhất ở Việt Nam nên mở tài khoản - Thủ Thuật

Đánh giá các ngân hàng tốt nhất ở Việt Nam nên mở tài khoản - Thủ Thuật free download max speed

REVIEW DỊCH VỤ CÁC BANK TẠI VN, BANK NÀO ĐÁNG DÙNG NHẤT?

Với một người đã kinh qua gần hết các dịch vụ của các ngân hàng tại Việt Nam, vì vậy hôm nay mình muốn chia sẻ đôi điều về dịch vụ các ngân hàng mà mình đã được trải nghiệm, hi vọng những thông tin này sẽ có ích cho mọi người quan tâm.

Đánh giá các ngân hàng tốt nhất ở Việt Nam nên mở tài khoản 12

Lưu ý, bài viết dựa hoàn toàn theo trải nhiệm cá nhân và mình tuyệt đối không nhận bất kì lời mời quảng cáo của cá nhân hay tổ chức nào.

Trước hết số lượng các ngân hàng (brand name) khác nhau tại Việt Nam hiện nay khoảng 100 ngân hàng, được chia thành 05 nhóm:

– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
– Ngân hàng thương mại cổ phần;
– Ngân hàng liên doanh;
– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
– Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Nhóm 1: Ngân hàng Nhà nước – vốn Nhà nước >50%

Nhóm này nhìn chung có thế mạnh về vốn Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên dịch vụ hoặc lỗi thời, hoặc chậm trễ mất thời gian tại quầy giao dịch. Cá nhân mình đã bỏ – không sử dụng dịch vụ của bất kì bank nào thuộc nhóm này.

1. AgriBank, Lien Viet Post Bank: Hai ngân hàng có độ phủ lớn nhất cả nước:

AgriBank có thế mạnh tại vùng sâu vùng xa, địa thế hiểm trở nào cũng có chi nhánh. Về dịch vụ, mình phải nói là quá ì ạch và lạc hậu. Chuyển tiền chuyên bị cắt bớt kí tự trong nội dung, việc hạch toán tiền khi chuyển – nhận khác BANK đều có độ trễ lớn. Phí dịch vụ cao cũng là điểm trừ cho AgriBank. Thế mạnh duy nhất có lẽ là các khoản vay cho người làm nông, các chính sách đặc biệt hỗ trợ từ nhà nước cho đối tượng vùng sâu vùng xa.

LPB thì độ phủ tương đối lớn vì có liên kết với các chi nhánh của Bưu điện Việt Nam trên cả nước – thứ mà gần như địa phương nào cũng có. Điểm yếu là mạng lưới trực tuyến chưa mạnh, các dịch vụ tài chính không đa dạng phục vụ được nhiều đối tượng.

2. Vietcombank, BIDV, VietinBank – ngân hàng cổ phần Nhà nước nắm phần lớn

Điểm chung của ba ông lớn này là thế mạnh về dòng vốn đến từ tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước, cao điểm mỗi ngân hàng có lúc được nhận tới 100 tỷ tiền gửi từ NHNN; mặt khác, dịch vụ đa dạng theo hướng cổ phần hoá khá “thức thời”.

Vì vậy, điểm mạnh của các ngân hàng này là lãi vay cho các dịch vụ thế chấp như mua nhà, xe, du học,… tương đối cạnh tranh.

Ngoài ra, với vị thế “bá đạo” và miếng bánh thị phần cực lớn, mảng Khách hàng Doanh nghiệp này đem lại một mảnh kinh doanh “độc quyền nhè nhẹ” cho ba ông lớn.

* Ưu điểm: Lãi vay cạnh tranh, khách hàng Doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đối với mình – và những người kinh doanh từ trẻ tới trung niên – thì dịch vụ trực tiếp tới Khách hàng cá nhân của các Bank này là trải nhiệm không hề dễ chịu. Nếu bạn đã từng ra quầy VCB hay BIDV tại Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh chắc chắn bạn sẽ đồng cảm với mình: Xử lí công việc chậm, quá đông khách hàng trực tiếp dẫn đến thời gian chờ đợi cực lâu (trong giai đoạn Công nghệ 4.0 và chẳng ai muốn mất thời gian chờ đợi cho những thủ tục hoàn toàn có thể làm online). (Chiều qua mình vừa ra quầy VCB sửa chút thông tin thẻ, có lẽ cũng là động lực để Cường viết bài review này) 😆

Ngoài ra, phí duy trì tài khoản, hay phí dịch vụ hay dùng như chuyển khoản, thanh toán,… đều ở mức cao tới rất cao. Lãi suất tiền gửi thì cực thấp.

* Nhược điểm: Phí cao, lãi gửi thấp, dịch vụ trực tiếp tệ. Tình trạng quá tải khách hàng tại quầy giao dịch Vietcombank là việc hàng ngày.

Nhóm 2: Ngân hàng Thương mại cổ phần

Nhóm này là nhóm hiện nay đang phát triển cực mạnh, cạnh tranh gay gắt các sản phẩm dịch vụ cực kì đa dạng, … người dùng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ sự cạnh tranh này. Mình sẽ đưa ra trải nhiệm cá nhân về một số ngân hàng nhóm này một cách ngắn gọn cụ thể.

Đầu ngành không thể không nhắc tới “ông vua Trái phiếu” Techcombank và Vpbank.

Thị phần trái phiếu doanh nghiệp của Techcombank có những năm lên tới 25-30%. Với việc là sân sau của hai tập đoàn lớn: Masan và Vin Group, TCB đưa ra các sản phẩm trái phiếu đa dạng, lãi suất cao. Mình bật mí anh chị không gửi tiết kiệm ở TCB nhưng “rất nên” mua Trái phiếu tại TCB.

Ngoài ra, TCB miễn phí giao dịch online, trong và ngoài ngân hàng với chất lượng và tốc độ được khách hàng phản hồi rất tốt.

Điểm trừ cũng tới từ việc giao dịch trực tiếp thường khá mất thời gian do lượng khá đông đối với khách hàng phổ thông. Bù lại, với những khách hàng ưu tiên như mình, dịch vụ hỗ trợ lại cực kì tốt với các ưu tiên sử dụng dịch vụ, thời gian xử lí nhanh và các liên kết dịch vụ như: tặng dặm bay của Vietnam Airlines, tặng điểm tích luỹ VinID để chi tiêu, …

VPBank đối với mình cũng có trải nhiệm khá tương đồng TCB, với các lợi thế: miễn phí giao dịch, nhiều ưu đãi cho Khách hàng ưu tiên, sản phẩm trái phiếu hấp dẫn… Ngoài ra, ở VPBank, Khách hàng còn rất dễ chọn được số Tài khoản đẹp theo sở thích.

Tóm lại, đối với mình thì dịch vụ của Techcombank và VPBank là đáng sử dụng nhất đối với các Khách hàng cá nhân với nhiều ưu đãi, dịch vụ đa dạng, miễn phí, sản phẩm trái phiếu có lãi suất cao, phục vụ khách hàng chu đáo. Mình dùng hai ngân hàng này thường xuyên để mua Trái phiếu và chuyển, nhận tiền.

🍀Một số ngân hàng thương mại cổ phần khác có dịch vụ tương đối tốt mình xin đưa trải nhiệm nhanh như sau:

– HDBank: dịch vụ tốt, nhưng cảm giác công nghệ chưa bắt kịp các đối thủ, lãi suất cho một số dự án BĐS hợp lí, lãi suất tiền gửi trung bình, hay có quà tặng cho khách gửi.

– VIB: dịch vụ tốt, miễn phí chuyển khoản, chuyên cho vay mua ô tô với lãi thấp.

– ACB, Sacombank: dịch vụ, công nghệ đều ổn, người sử dụng chủ yếu ở miền Nam. Lãi suất vay – gửi ở mức trung bình.

– MSB (MaritimeBank cũ), MBB: Hai ngân hàng mới có bộ nhận diện thương hiệu mới, đang cải cách rất nhiều về Công nghệ. Lãi suất không quá hấp dẫn, cũng đáng để trải nhiệm.

– SHB (ngân hàng Sài Gòn Hà Nội), NCB (ngân hàng quốc dân): Hai ngân hàng này lãi suất gửi và lãi suất chào mua Trái phiếu doanh nghiệp đều khá hấp dẫn. Nếu không mua Trái phiếu tại TCB-VPB, mình cũng hay gửi tiết kiệm hoặc mua Trái phiếu tại hai ngân hàng này.

– Eximbank: ngân hàng này dịch vụ cá nhân Cường không đánh giá cao, nhưng chính sách cho khách hàng doanh nghiệp khá “thoáng”. Anh chị có Doanh nghiệp tư có thể mở để trải nhiệm ở Eximbank.

– TPBank: Công nghệ mới ngân hàng điện tử rất hứa hẹn, dịch vụ miễn phí, đặc biệt có thể rút tiền tại bất kì cây ATM của ngân hàng khác nào cũng miễn phí.

– Các ngân hàng khác, mình chưa có cơ hội trải nhiệm, sẽ update thêm khi có trải nhiệm thực tế nhiều hơn, hoặc mọi người có thể chia sẻ/đóng góp thêm.

Nhóm 3: Ngân hàng nước ngoài – HSBC, CitiBank, Shinhan,…

Điểm chung là có dòng vốn giá rẻ từ nước ngoài nên các ngân hàng này rất mạnh về cho vay tín dụng tiêu dùng.

*Ưu điểm:

– Thẻ tín dụng, các khoản vay tín chấp, dịch vụ mua hàng hoá trả góp;
– Nhân viên luôn luôn niềm nở với khách hàng giao dịch trực tiếp hay online hoặc qua điện thoại, tạo cảm giác trải nhiệm dịch vụ rất thoải mái;
– Hệ thống chặt chẽ nên hầu hết các dịch vụ đều có thể thay đổi, yêu cầu qua email hoặc điện thoại, cực kì tiện lợi.

*Nhược điểm:

– Lãi vay tín chấp cao, một số trường hợp mất khả năng trả nợ hay nợ xấu;
– Lãi gửi tiết kiệm thấp;
– Hệ thống chi nhánh chủ yếu tập trung chỉ ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng kết, với cương vị là khách hàng cá nhân sử dụng tài khoản ngân hàng, mình sẽ ưu tiên nhóm ngân hàng Thương mại với mỗi bank là một thế mạnh tương ứng với nhu cầu dịch vụ. Nhóm ngân hàng nước ngoài đã có tập khách hàng tập trung phục vụ riêng. Còn nhóm ngân hàng nhà nước có lẽ nên dần dần cải thiện chất lượng phục vụ; nếu không, người tiêu dùng thông minh, một ngày không xa, sẽ từ bỏ sử dụng dịch vụ của nhóm ngân hàng này.

Copy : Gr Đầu Tư Thông Minh – Chứng Khoán & Cuộc Sống -J2Team

Đánh giá các ngân hàng tốt nhất ở Việt Nam nên mở tài khoản - Thủ Thuật free download max speed

0 Nhận xét