Lập Trình C Cơ Bản

Lập Trình C Cơ Bản free download max speed

Lập Trình C Cơ Bản là một trong những bài học được chúng tôi gói gọn lại những nội dung chính mọi người có thể sử dụng nó nhằm trong mục đích học tập cũng như làm việc, lập trình C sẽ mang đến cho chúng ta những lợi ích trong thực tiễn vì thế hay nắm bắt những kiến thức cho kỹ lưỡng.

Những bài học lập trình C cơ bản


  1. Từ khoá và định danh trong C (C Keywords and Identifiers)
  2. Cú pháp C cơ bản
  3. Biến và hằng trong C (C Variables, Constants)
  4. Kiểu Dữ liệu trong C (C Data Types)
  5. Dữ liệu vào ra trong C (C Input Output (I/O))
  6. Toán tử lập trình C (C Programming Operators)
  7. Ví dụ lập trình C (C Introduction Examples)
  8. Vòng lặp trong C
  9. Lớp lưu trữ trong C
  10. Điều khiển luồng trong C
  11. Hàm trong C
  12. Hàm đệ quy trong C
  13. Bài tập về hàm trong C
  14. Tìm hiểu về mảng trong C
  15. Mảng đa chiều trong C
  16. Truyền con trỏ tới mảng trong C
  17. Truyền mảng vào hàm trong C
  18. Tìm hiểu chuỗi trong C
  19. Hàm xử lý chuỗi trong C

Tổng quan về lập trình C

Ngôn ngữ lập trình C là một ngôn ngữ mệnh lệnh được phát triển từ đầu thập niên 1970 bởi Dennis Ritchie để dùng trong hệ điều hành UNIX. Từ đó, ngôn ngữ này đã lan rộng ra nhiều hệ điều hành khác và trở thành một những ngôn ngữ phổ dụng nhất. C là ngôn ngữ rất có hiệu quả và được ưa chuộng nhất để viết các phần mềm hệ thống, mặc dù nó cũng được dùng cho việc viết các ứng dụng. Ngoài ra, C cũng thường được dùng làm phương tiện giảng dạy trong khoa học máy tính mặc dù ngôn ngữ này không được thiết kế dành cho người nhập môn.

Giới thiệu về lập trình C

C là một ngôn ngữ lập trình tương đối nhỏ gọn vận hành gần với phần cứng và nó giống với ngôn ngữ Assembler hơn hầu hết các ngôn ngữ bậc cao. Hơn thế, C đôi khi được đánh giá như là "có khả năng di động", cho thấy sự khác nhau quan trọng giữa nó với ngôn ngữ bậc thấp như là Assembler, đó là việc mã C có thể được dịch và thi hành trong hầu hết các máy tính, hơn hẳn các ngôn ngữ hiện tại trong khi đó thì Assembler chỉ có thể chạy trong một số máy tính đặc biệt. Vì lý do này C được xem là ngôn ngữ bậc trung.
Lập Trình C Cơ Bản

C đã được tạo ra với một mục tiêu là làm cho nó thuận tiện để viết các chương trình lớn với số lỗi ít hơn trong mẫu hình lập trình thủ tục mà lại không đặt gánh nặng lên vai người viết ra trình dịch C, là những người bề bộn với các đặc tả phức tạp của ngôn ngữ. Cuối cùng C có thêm những chức năng sau:

Cấu trúc cơ bản lập trình C

#include <stdio.h>
int main(void)
{
    printf("hello, world!");
    return 0;
}
#include <stdio.h>
Dòng đầu tiên này là một chỉ thị tiền xử lý #include. Điều này sẽ làm cho bộ tiền xử lý (bộ tiền xử lý này là một công cụ để kiểm tra mã nguồn trước khi nó được dịch) tiến hành thay dòng lệnh đó bởi toàn bộ các dòng mã hay thực thể trong tập tin mà nó đề cập đến (tức là tập tin stdio.h). Dấu ngoặc nhọn bao quanh stdio.h cho biết rằng tập tin này có thể tìm thấy trong các nơi đã định trước cho bộ tiền xử lý biết thông qua các đường tìm kiếm đến các tập tin header. Tập hợp các tập tin được khai báo sử dụng qua các chỉ thị tiền xử lý còn được gọi là các tập tin bao gồm.
int main(void)
Dòng trên biểu thị một hàm chuẩn tên main. Hàm này có mục đích đặc biệt trong C. Khi chương trình thi hành thì hàm main() được gọi trước tiên. Phần mã int chỉ ra rằng giá trị trả về của hàm main (tức là giá trị mà main() sẽ được trả về sau khi thực thi) sẽ có kiểu là một số nguyên. Còn phần mã (void) cho biết rằng hàm main sẽ không cần đến tham số để gọi nó. Xem thêm Void
{
Dấu '{' cho biết sự bắt đầu của định nghĩa của hàm main.
 printf("hello, world\n");
Dòng trên gọi đến một hàm chuẩn khác tên là printf. Hàm này đã được khai báo trước đó trong tập tin stdio.h. Dòng này sẽ cho phép tìm và thực thi mã (đã được hỗ trợ sẵn) với ý nghĩa là hiển thị lên đầu ra chuẩn dòng chữ
hello, world
Mã ký tự \n là một dãy thoát được chuyển dịch thành dấu ký tự EOL (viết tắt từ chữ End-Of-Line) có nghĩa là chuyển vị trí dấu nhắc xuống đầu một dòng kế. Gía trị trả về của hàm printf (theo khai báo nguyên mẫu chuẩn của hàm này trong C) có kiểu int, nhưng vì giá trị trả về này không được (người lập trình) dùng tới nên giá trị đó bị bỏ qua (một cách lặng lẽ).
    return 0;
Dòng này sẽ kết thúc việc thực thi mã của hàm main và buộc nó trả về giá trị 0 (là một số nguyên như khai báo ban đầu int main ).
}
Dấu '}' cho biết việc kết thúc mã cho hàm main
tags: Tài liệu lập trình C, Học lập trình C cơ bản và nâng cao, C cho người mới bắt đầu,Lập trình C là gì,Học lập trình cơ bản

Lập Trình C Cơ Bản free download max speed

0 Nhận xét